THIÊN LỘC PHÁT Khí công nghiệp miền Nam
iso

Bình chứa khí hóa lỏng chất lượng cao, an toàn trong lưu trữ và vận chuyển

Bất kì là một vật chất nào cũng cần một loại bình chứa thích hợp để đảm bảo an toàn và khí hóa lỏng cũng như thế. Để dễ dàng trong việc lưu trữ và vận chuyển, chúng ta cần trang bị và đầu tư các loại bình chứa khí hóa lỏng đạt chất lượng cao để đảm bảo sự thuận tiện và an toàn.

1. Khái niệm bình chứa khí hóa lỏng là gì?

Khí hóa lỏng hay còn gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) là một nhóm có thành phần chính là propan C3H8 và butan C4H10.

Khí hóa lỏng tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu. Nguyên liệu ban đầu dùng để sản xuất khí hóa lỏng là dòng khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ dầu hoặc qua quá trình xử lý dầu thô để thu được khí này.

Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường thì khí hóa lỏng thường ở thể khí, tuy nhiên để thuận tiện cho việc tồn trữ và vận chuyển thì chất khí này có thể được hóa lỏng khi nén lại.

Bình chứa khí hóa lỏng là một thiết bị dùng để chứa khí hóa lỏng (LPG – Liquefied petroleum gas) phục vụ cho các mục đích sản xuất và kinh doanh. Khí hóa lỏng là môi chất có đặc điểm tính cháy nổ và nguy hiểm cao. Do đó, trong quá trình vận hành các thiết bị liên quan cần thực hiện nghiêm ngặt các công tác kiểm định an toàn để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy. Bình chứa khí hóa lỏng là thiết bị bắt buộc đảm bảo các yêu cầu an toàn lao động nghiêm ngặt thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương.

2. Có những loại bình chứa khí hóa lỏng nào?

Bình chứa khí hóa lỏng có thể lưu trữ một lượng khí hóa lỏng lớn,… nhằm phục vụ cho các công việc kinh doanh sản xuất được thuận lợi hơn. Hiện nay bình chứa khí hóa lỏng được thiết kế chủ yếu với 2 loại chính:

- Bình chứa khí hóa lỏng công nghiệp dạng đứng

- Bình chứa khí hóa lỏng công nghiệp dạng nằm

3. Ứng dụng bình chứa khí hóa lỏng:

Bình chứa khí hóa lỏng được ứng dụng cho các ngành công nghiệp như luyện kim, mạ kẽm, sản xuất hàng mỹ nghệ, sản xuất và chế biến thực phẩm. Ngoài ra, còn có thể ứng dụng được trong nông nghiệp nhằm cung cấp nhiệt cho chăn nuôi gia súc,…

Bình chứa khí hóa lỏng chất lượng cao, an toàn trong lưu trữ và vận chuyển

4. Chất liệu cấu tạo bình chứa khí hóa lỏng:

Vật liệu để chế tạo bình chứa khí hóa lỏng chủ yếu là Inox SUS304, SUS316, SUS201, CT3, SS400, thép trắng, thép đen,…

5. Cấu tạo bình chứa khí hóa lỏng

Cấu tạo bình chứa khí hóa lỏng bao gồm: thân bình, phần cửa bình, bộ phận thông hơi và chân bình.

- Thân bình chứa khí hóa lỏng: thường được thiết kế với hình trụ tròn, dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Thân bình chứa khí hóa lỏng gồm 2 lớp, bên ngoài là vỏ bình rồi đến lớp chân không ở giữa và cuối cùng là bình chứa khí bên trong cùng. Phần chân không ở giữa 2 lớp vỏ có chức năng chính là cách nhiệt giúp hạn chế việc tăng áp của khí ở bên trong xảy ra khi nhiệt độ tăng.

- Nắp bình chứa khí hóa lỏng: Có nhiều kiểu tạo hình nắp bình chứa khí hóa lỏng như nắp mặt sàng dạng phẳng, nắp chỏm cầu hay hình nón,…

- Đáy bình chứa khí hóa lỏng: tương tự như phần nắp thì đáy bình cũng có 3 loại là đáy bằng, chỏm cầu hay đáy nón.

- Chân bình chứa khí hóa lỏng: Táp chống xoáy, dạng chân tròn hoặc chân chữ L

- Cầu thang (nếu có ở thể tích lớn): Cầu thang dạng thẳng đứng hoặc xung quanh bình chứa khí hóa lỏng

Bình chứa khí hóa lỏng có hệ thống các đường ống dẫn để nạp khí vào bình chứa khí hóa lỏng, khi xuất lỏng hay khí ra theo đường sử dụng.

Các bình chứa khí hóa lỏng công nghiệp thường được thiết kế thêm các van chặn và van an toàn. Trong trường hợp, áp suất bên trong bình chứa tăng lên cao do ít sử dụng hay tăng nhiệt độ môi trường thì các van này sẽ có có tác dụng chính là làm giảm áp lực bên trong để đảm bảo sự an toàn.

Các thiết bị đi kèm bình chứa khí hóa lỏng chứa khí nén: van an toàn, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt, cảm biến trọng lượng, hệ thống gia nhiệt, mặt bích, kính thăm, cảm biến đồng hồ đo nhiệt, cảm biến áp suất, động cơ khuấy điều khiển qua biến tần,…

6. Quy định về tiêu chuẩn bình chứa khí hóa lỏng chứa lpg

Quý khách có thể tìm kiếm khái niệm về bình chứa khí hóa lỏng và những vấn đề liên quan đến bình chứa khí hóa lỏng được quy định tại Khoản 3 Điều 3 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng đã được Bộ Công thương ban hành.

Theo đó: bình chứa khí hóa lỏng chứa LPG là bình chứa khí hóa lỏng chứa khí nén dùng để chứa chất khí có dung tích chứa bằng hoặc lớn hơn 0,15m3.

- a) Bình chứa khí hóa lỏng chứa đặt nổi là loại bình chứa khí hóa lỏng chứa được đặt ở trên mặt đất và không bị lấp cát hoặc đất;

- b) Bình chứa khí hóa lỏng chứa đặt chìm là dạng bình chứa khí hóa lỏng chứa LPG được chôn dưới đất và được dùng cát hoặc đất bao phủ;

- c) Bình chứa khí hóa lỏng chứa đắp đất là loại bình chứa khí hóa lỏng chứa được đặt ở trên mặt đất và được bao phủ lại bằng cát hoặc đất.

7. Tiêu chuẩn kiểm định bình chứa khí hóa lỏng

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng trong suốt quá trình kiểm định bình chứa khí hóa lỏng cần phải được cơ quan chức năng của nước sở tại cho phép.

- QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật Quốc gia về độ an toàn lao động nồi hơi và các loại bình chịu áp lực.

- QCVN:10-2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy định về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.

- QTKĐ 03:2017/BCT, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động dành cho bình chứa khí hóa lỏng chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

- TCVN 8366: 2010 Quy định về bình chịu áp lực, yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, chế tạo và kết cấu.

- TCVN6155:1996 Quy định về bình chịu áp lực, yêu cầu kỹ thuật an toàn về việc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

- TCVN6156:1996 Quy định về bình chịu áp lực, yêu cầu kỹ thuật an toàn về quá trình lắp đặt, sử dụng hay sửa chữa, các phương pháp thử.

- TCVN 6008:2010, Tiêu chuẩn về thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp kiểm tra.

- TCVN 7441:2004, Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng – LPG tại điểm tiêu thụ – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt và vận hành.

- TCVN 6486:2008, Tiêu chuẩn về khí đốt hóa lỏng -LPG. Tồn tại chứa dưới áp suất – Yêu cầu về khâu thiết kế và vị trí lắp đặt.

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp riêng biệt mà cần đánh giá chất lượng bình chứa khí hóa lỏng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng tuyệt đối không được thấp hơn các mức quy định trong nước.

8. Thời hạn kiểm định bình chứa khí hóa lỏng

Thời điểm kiểm định bình chứa khí hóa lỏng được thực hiện ở các thời điểm sau:

- Kiểm định lần đầu tiên sau khi lắp đặt hệ thống bình chứa khí hóa lỏng và trước khi doanh nghiệp bạn đưa vào sử dụng

- Kiểm định chất lượng định kỳ trong quá trình sử dụng tầm khoảng 3 năm/lần, và 2 năm/lần khi đạt đến thời gian sử dụng trên 12 năm.

Chế độ kiểm định bất thường sẽ được tiến hành khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng hay đơn vị sử dụng. Tiến hành kiểm định bất thường khi có thay đổi nào đó về vị trí lắp đặt, thay thế hay sửa chữa. Chế độ kiểm định này cũng được áp dụng cho các bình chứa hay bình chứa khí hóa lỏng chứa chịu áp lực có thời gian ngưng sử dụng khoảng trên 12 tháng.

Vì đây là 1 loại bình chứa khí hóa lỏng cần có độ an toàn cao nên được thường xuyên được kiểm tra, kiểm định trước và trong quá trình sử dụng.

Để tìm kiếm đơn vị cung cấp các loại bình chứa khí hóa lỏng chất lượng cao thì bạn không thể nào bỏ qua Khí Công Nghiệp Miền Nam, chúng tôi sẵn sáng đưa ra những phương án thích hợp nhất với từng doanh nghiệp để vừa tối ưu được ngân sách vừa sở hữu được sản phẩm tốt.

Trên đây là những thông tin về bình chứa khí hóa lỏng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và lắp đặt bình chứa khí hóa lỏng chứa khí hóa lỏng thì hãy liên hệ ngay với Khí Công Nghiệp Miền Nam để được hỗ trợ nhé!

ĐIỆN THOẠI ZALO Email BACKTOP