Trước kia, khi chưa có nhiều loại máy tạo oxy y tế thì bình oxy y tế thường xuyên được sử dụng cho gia đình hoặc bệnh viện. Oxy sẽ được nén trong các loại bình 2 lít, 5 lít, 8 lít, 40 lít ở áp suất quy định, các loại vỏ chứa khí oxy y tế phải được kiểm định độ an toàn 5 năm một lần, thời hạn kiểm định thường được in ngay lên vỏ bình.
Oxy là nguyên tố phong phú nhất trong vỏ Trái đất và là nguyên tố phong phú thứ ba trong vũ trụ sau hydro và heli. Khoảng 0,9% khối lượng của mặt trời được cấu tạo bởi oxy. Nó được ước tính chiếm 49,2% khối lượng của vỏ Trái đất, khoảng 88,8% khối lượng của đại dương và 20% thể tích của khí quyển, và rất cần thiết cho sự duy trì của các sinh vật.
Khi bạn hít vào, khí có chứa 21% oxy sẽ được đưa vào phổi. Oxy được hít vào phổi và sau đó được các tế bào hồng cầu nạp vào các tế bào của con người với tốc độ không đổi. Oxy rất cần thiết cho việc duy trì sự sống ở đây, vì nó xúc tác các chất dinh dưỡng và tạo ra nhiệt và năng lượng cho các hoạt động quan trọng cần thiết để vận hành các thiết bị của con người.
Không giống như oxy thông thường trong vào không khí, oxy y tế là một loại oxy có độ tinh khiết cao, không màu, không mùi, được lọc cơ học từ không khí và được người sử dụng hít trực tiếp thông qua thiết bị oxy. Vì vậy, oxy y tế hay còn gọi là oxy homem được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động liên quan đến sức khỏe con người và lĩnh vực y tế. Nó có tác dụng chính là sơ cứu cho những người bị ngạt thở, mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, khó thở ... và cả dạng khí oxy y tế cao áp để điều trị nghiện sẽ được sử dụng. Carbon monoxide (CO), bệnh hoại thư do khí và các bệnh đặc trưng cho oxy.
Ưu điểm của loại bình oxy y tế này là có dung tích khá lớn. Tuy nhiên, khí được nén trong những ống thép như bình gas rất không thuận lợi khi di chuyển cũng như không thể lọc được lượng khí oxy một cách liên tục. Khi dùng hết lượng oxy trong bình, chúng ta sẽ phải thay thế bình mới, rất bất tiện.
+ Nên đặt bình oxy y tế ở đầu giường người bệnh, có thể kê sát tường.
+ Đặt bình oxy y tế ở nơi thoáng khí và cách xa các thiết bị tỏa nhiệt như bếp gas, lò nướng, máy sưởi,…
+ Nên dùng giá đỡ bình khí hoặc xe đẩy bình khí đi kèm để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như những người xung quanh.
+ Đầu tiên, bạn hãy nối van điều áp với bình tạo ẩm và kết nối chúng với ngõ ra oxy.
+ Xoáy bình làm ẩm ra và cho nước tinh khiết đầy 1/2 đến 2/3 bình oxy.
+ Lắp dây thở oxy vào van điều áp rồi thực hiện kiểm tra lại một lần nữa hoạt động của toàn bộ hệ thống bằng cách nhúng đầu ống thông thở oxy vào cốc nước, nếu thấy có bóng khí nổi lên là được.
Khi người dùng đến mua bình oxy y tế thường không biết nó chứa được bao nhiêu lít khí hay bao nhiêu mét khối khí. Thực tế, nhiều khách hàng không biết và mua lầm. Giả sử bạn mua bình 8 lít người ta nói 10 lít hay nói mua bình 2m3 thì bán bình chứa thực tế chưa được 1m3.
Một cách để kiểm tra dung tích chứa hiện tại của bình oxy y tế rất đon giản là yêu cầu người bán gắn đồng hồ đo để xem thông tin. Trên đồng hồ đo sẽ có các thông số kg/em2 hoặc bar, nếu hiển thị kg/em2 hoặc PSI thì ta sử dụng công thức chuyển đổi là 150 bar = 150 kg/em2 ~ 2100 PSI.
Bạn có thể tính thể tích khí trong bình bằng cách lấy thể tích vỏ chai nhân cho áp suất. Từ thể tích này, chúng ta có thể tính ra được thời gian sử dụng của bình.
Ví dụ, một bình oxy y tế có thể tích vỏ 8 lít, áp suất nạp tiêu chuẩn 150bar thì ta có thể tính thể tích khí = 8×150 = 1.200 lít khí oxy. Nếu thở với lưu lượng khoảng 3 lít/phút thì thời gian sử dụng liên tục bằng 1.200/3 = 400 phút (~ 6,7 tiếng).
Tuy nhiên, thời gian sử dụng thực tế của một bình 8 lít sẽ không được như vậy bởi vì đa số các bình không được nạp đủ áp suất.
+ Trước khi dùng bình oxy y tế, người dùng cần kiểm tra kỹ chân tay, quần áo, dụng cụ, phương tiện thiết bị kết nối đảm bảo không bị dính dầu mỡ.
+ Kiểm tra đồng hồ đo, thiết bị sử dụng như van giảm áp, dây dẫn, đầu nối, dụng cụ…đảm bảo phải trong tình trạng tốt.
+ Bạn không nên đứng đối diện với đầu ra của van, đóng mở van nhẹ nhàng. Nếu ngừng sử dụng, người dùng phải đóng chặt van chai.
+ Không tự ý sửa chữa van bình oxy y tế khi bị hở và có áp suất. Đồng thời, bạn không được tự ý nạp khí vào bình.
+ Để lại áp suất dư ≥0.5 Bar khi sử dụng xong bình oxy y tế.